( Nhớ Trần Huyền Trân rượu với Tản Đà )
Nguyễn Minh Bích
Tàn canh…xa lắc mùa xuân
Rót đi. Rót rót. Bao lần thương đau
Mấy mươi tuổi rót cho nhau
Trăm năm trôi, nước mắt lau nhạt nhòa
Đắng. Chua. Ngày tháng lướt qua
Lời tri âm ngỡ tưởng xa hóa gần
Nỗi niềm chìm nổi “Rau tần” *
Thương thay cụ Tản…mấy lần hâm be
Men nồng ủ giọt nắng hè
Rượu người xưa rót…tràn về hôm nay…!
Hè 2013
Tròn 100 năm ngày sinh Trần Huyền Trân
* “Rau tần” – Tác phẩm thơ duy nhất của Trần Huyền Trân
viết năm 1938. Mãi đến năm 1987 mới xuất bản, trước lúc ông qua đời 2 năm.
Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013
Chạm ý thơ - nghĩ về miền lục bát
(Bài trình bày tại hội
nghị ra mắt tác phẩm:
“Cầu Giấy thơ” của CLB
Nhà Văn hóa Cầu Giấy - 20/6/2013)
Nguyễn Minh Bích
(CLB thơ Lục bát Hà Nội - chi nhánh Cầu Giấy)
Câu lạc bộ Nhà Văn hóa quận Cầu Giấy Hà Nội sắp ra mắt bạn
đọc tác phẩm “Cầu Giấy thơ”. Đây là tập thơ có chất lượng cả về
hình thức cũng như nội dung. Ẩn chứa trong đó tấm lòng nhân hậu,
thiết tha của 50 tác giả (toàn cây bút đã nghỉ hưu) với 183 bài, gồm
đủ các thể loại thơ khác nhau: Từ lục bát; đường luật đến tứ
tuyệt; ngũ ngôn; lục ngôn; song thất lục bát; và thơ tự do… trong đó
số lượng thơ lục bát chiếm gần một nửa số bài so với tổng số đã
in trong tập (86/183 bài). Tôi rất có ý thức đọc và học hỏi tất cả
các bài, các thể thơ trong tác phẩm. Song do thói quen thường trực,
chẳng hiểu có tự bao giờ, nên tôi giành nhiều thời gian và tình cảm
của mình cho thơ lục bát. Bởi thế khi gặp bài “Yêu nàng lục bát”
của tác giả Vân Nga, mới đọc lướt qua – tựa hồ như mới chạm vào bài
thơ và ý thơ đã khiến tôi nghĩ ngay đến một miền lục bát. Xin thưa:
Tôi hoàn toàn không có ý định , và càng không coi đây là bài thơ “hay
nhất” trong tập thơ. Chắc chắn tác giả và bạn đọc cũng dễ dàng
đồng tình với tôi về điều đó.
Bài thơ không dài, chỉ
vẻn vẹn có 14 câu thơ lục bát, tác giả không có ý định phân chia cấu
trúc bài thơ này thành những khổ nhỏ, bài thơ liền mạch như một
dòng chảy. Mở đầu bằng 2 câu: “Lục bát say đắm lòng tôi/ Tiếng ru êm
ái à ơi những chiều”/ và kết thúc bằng 2 câu: “Tha hương rời bỏ quê cha/
Nhớ câu lục bát ngân nga lại về”/
Đọc bài thơ, ta như thấy
tác giả muốn gửi gắm trọn tình yêu và niềm tin của mình vào trong
đó. Không dấu diếm, tác giả đã bộc lộ lòng mình ngay từ tên gọi
bài thơ một cách hình ảnh: “Yêu nàng lục bát”. Coi thơ lục bát như
người bạn thân thiết để tâm giao, gửi gắm lòng mình. Với phương pháp
kể, tác giả cũng đã lần lượt cho người đọc thấy những cung bậc và
căn nguyên tình yêu của mình với “Nàng lục bát”. Bởi lẽ lục bát đã
có trong tác giả ngay từ thuở còn nằm trên nôi – trên cánh tay âu yếm
của mẹ, của bà, cùng với nhịp chao nghiêng của “tiếng ru êm ái à
ơi”. Cho đến lúc trưởng thành thì lục bát như lời tâm tình, thầm thì
nhắc nhở về công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ, cha, công lao ấy như
non cao biển rộng; làm người chớ quên điều thiêng liêng, cao quý ấy.
Và đây nữa: Lục bát còn lưu giữ những khúc tâm tình đẹp đẽ của
tình yêu lứa đôi, tình yêu tuổi trẻ, có cả sự chứng giám của những
buổi “hoàng hôn chín mọng” hay những phút “bình minh la đà”; lục bát
in đậm và lưu giữ mãi hình ảnh “gốc đa, giếng nước” đầu làng vẫn
xanh trong kỷ niệm của tác giả một thời đã qua. Đó là căn nguyên để
dẫu có phải “tha hương rời bỏ quê cha” thì vẫn “nhớ câu lục bát ngân
nga lại về” thật trọn nghĩa, vẹn tình biết bao.
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Vẹn nguyên một dáng hình
Chú thích: Bài thơ viết theo bức hình và lời kể cảm động của TS. Nguyễn Thị Báo - con gái cụ ngày 06 tháng giêng năm Quý tỵ (15-02-2013)
Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
Cảm nhận: Thao thức đồng chiều
ĐÔI DÒNG CẢM NGHĨ VỀ TẬP THƠ
“ THAO THỨC ĐỒNG CHIỀU”
(Quý tặng
tác giả Nguyễn Minh Bích)
Tôi gặp anh lần đầu ở một câu lạc bộ
thơ, với giọng nói nhẹ nhàng, cái bắt tay điềm đạm và nụ cười tươi rói như còn
vương lại của một thời the trung. Anh là
nhà giáo – nhà thơ Nguyễn Minh Bích quê ở Nam Hồng và là tác giả ấn phẩm “THAO
THỨC ĐỒNG CHIỀU”. Anh tâm sự mãi đến bây giờ khi đã về hưu anh mới lại có dịp
“về với cánh đồng thơ”. Nhưng có lẽ đã từ lâu lắm rồi tình thơ đã tràn ngập tâm
hồn anh, cho nen những vần thơ anh đọc nên là những âm điệu tràn đầy cảm xúc
dung dị:
Ơi năm ơi tháng ơi
ngày
Vần thơ thao thức,
gieo say đồng chiều.
Và tôi thấy mình thích thơ anh! Cho đến
một ngày anh tặng tôi tập thơ đầu tay “Thao Thức Đòng Chiều”. Tập thơ như cuốn
hút theo cung bậc tình cảm, tôi mê mải đọc. Quả là không sai, anh đã được kế thừa
tâm hồn thơ của cha anh: Một thầy đồ hay chữ, hay thơ:
Sáu mươi năm ấy qua rồi
Bâng khuâng nhớ dáng
cha ngồi giảng thơ
Lời cha ghi tạc đến giờ
Ngấm trong con để mầm
thơ đâm chồi
“Thao Thức Đồng Chiều” là tập thơ ấn
tượng với hầu hết là thơ Lục Bát ngắn gọn, chặt chẽ niêm luật, mượt mà sâu lắng
tình người. Đó là tình cảm yêu thương gia đình quê hương bạn bè, yêu cảnh đẹp
thiên nhiên đất nước con người, nỗi nhớ về những kỷ niệm và những suy nghĩ nhân
tình thế thái trên mỗi bước đường mà anh đi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những vần
thơ lòng dành cho gia đình cha mẹ. Đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng nỗi nhớ nhung
cha mẹ vẫn day dứt sâu đậm như tuổi thành niên vậy:
Dẫu rằng xa cách …đôi
nơi…
Tình cha sưởi ấm suốt
đời con đi
Hay:
Áo tơi nón vá che đầu
Gập lưng mẹ cấy, dãi dầu
bão giông
Và đây nữa tiếng lòng của anh gửi
theo khói hương nhắn nhủ hay vẫn tâm niệm lo toan cho cha mẹ trong nước mắt đầm
đìa:
Nhang thơm con gửi về
trời
Mong cha thanh thản -
Mẹ ơi yên lòng!
Đối với anh sự biết ơn không phải chỉ
là mang nặng đẻ đau mà còn là sự chắt chiu đùm bọc của cha mẹ vợ, tình thương ấy
cũng cháy lòng anh:
Thăm con mẹ chẳng nói
gì
Tuổi già héo hắt ép mi
lệ trào
Thương con tựa thủa nảo
nào
Quý thằng rể út mẹ
trao nghĩa tình
Quý con, yêu cháu ngày
ngày
Chắt chiu, chiu chắt
phần này gói kia
Và có bao người con rể đã để dòng lệ
lăn dài theo khói hương như anh:
Canh dài thắp nén
nhang thơm
Lạy cầu mong mẹ hương
hồn bình an
Không chỉ gửi gắm tâm
hồn trong thơ để thương để nhớ cha me, anh còn đồng cảm với nỗi vất vả can trường
của anh chị em ruột hay với những người nông dân nghèo khó quê anh. Bài thơ “
Chị Tôi” là nỗi canh cánh nhớ thương, biết ơn người chị đã hy sinh chịu khó lam
làm nuôi anh ăn học:
Sinh
ra trong cảnh nghèo hèn
Tháng
ngày tận tụy nuôi em học hành
Miếng
ngon cùng tấm áo lành
Nhịn
nhường, chia sẻ, chị giành phần em
Tình cảm chị em tha
thiết ấy đã theo anh cho đến tuổi bạc đầu không dứt:
Đâu đây thoảng tiếng võng đưa…
À…ơi…lời chị giấc trưa em nồng
Tôi trân trọng thơ anh
không phải chỉ thơ hay lắng đọng muợt mà chân chất mà còn là cái tình cái nghĩa
trong thơ, anh phải là người có đầu có cuối đầy tình đầy nghĩa ở đời, chẳng thế
mà đã sáu mươi sáu tuổi anh vẫn giữ được cốt cách nhà giáo điềm đạm, thanh lịch
và thật nhẹ nhàng.
Anh nâng tô phở em mua
Sợi thương - sợi nhớ - sợi chờ ngày
vui
Anh ăn ngon miệng khỏe rồi
Trong em tràn ngập niềm vui rộn ràng
Trời! Có một người chồng
đã phải nằm trên giường bệnh thì ắt phải được vợ chiều chuộng chăm sóc rồi. Ấy
mà khi nâng tô phở trên tay chưa an đã đếm từng sợi thương sợi nhớ để nâng niu
công lao nghĩa tình của vợ thì quả là xưa nay hiếm. Việc nhỏ còn nâng niu thì
việc lớn có bao giờ quên? Tình yêu sẽ chẳng bao giờ nhạt phai trong tâm hồn sâu
lắng
Nhìn em anh hiểu những gì…
Tình thâm nghĩa trọng đến khi bạc đầu!
Với tâm hồn nhạy cảm ,
yêu thương anh đã mượn thơ để tâm sự cùng con, con anh đã sớm ra đi giữa dộ
trăng tròn:
Héo lòng mẹ, buốt tim cha
Nỗi đau ngăm mãi bao giờ cho nguôi
Và anh như muốn kéo
con lại ôm vào lòng mãi mãi
Xa ư ??? Không. Vẫn rất gần!
Vẫn con ta đó, ngàn lần vẹn nguyên
Thật cảm thông và xúc
động mặc dù bài thơ đã từ những năm 1993. Con đi xa, con ở gần lúc nào cũng là
yêu thương cháy bỏng lòng anh
Khuya rồi đã ngủ chưa con
“Cún” yêu của bố, còn đùa chơi.
Nhớ con nhớ lắm con ơi
Trĩu lòng bố một khoảng trời phương
nam
Tiếng reo trong trẻo một
lần nữa lại cất lên trong thơ anh như một điểm nhấn một tiếng chuông ngân khi
đón nhận đứa cháu chào đời:
Bà vui giọt lệ ngấn đầy
Ông vui nâng chén rượu này thêm vui
Cụng đi…cụng nữa…bà ơi
Mừng “Thằng cu Tý” cháu tôi chào đời
Làm chồng làm cha rồi
làm ông đó là quy luật thường tình của cuộc sống. Nhưng mấy ai đã biết được
thành thơ, để rồi dòng thơ cứ thế cuộn chảy, mênh mang hòa quyện mượt mà tha
thiết như vậy. Những vần thơ lục bát cứ như muốn bay lên khắc sâu vào lòng người
đọc. Tôi cảm ơn anh đã tặng tôi “Thao Thức Đồng Chiều”.
Hoàng Thị Ngọc Hồi
( Phó chủ nhiệm CLB thơ lục bát Cầu Giấy - HN)
SĐT: 0913 591 359.
VẪN SAY “THAO THỨC ĐỒNG CHIỀU”
(Quý tặng tác giả Nguyễn Minh Bích)
“Vẫn say” “Thao thức đồng chiều”
“Một thời để nhớ” để yêu “Hẹn” chờ
“Mấy lời gửi lại” “Dáng xưa”
“Bài thơ kỷ niệm” ước
“Mơ” “Thế là”…
“Mẹ ơi” “Gieo trọn bài ca”
“Chị tôi ngóng đợi ” “Mơ” “Hoa đời thường”
“Lặng nghe em giảng” dịu dàng
“Lời tâm sự” “Ơi tre làng” “Vẹn nguyên”
Vẫn “Còn đó khoảng trời riêng”
“Về đi em” “Nhắn” “Con thuyền lênh đênh”
“Chia trăng” “Chờ nhé” “Bềnh bồng”
“Sông quê tiếng vọng” “Mấy vần nôm na”
“Sóng vẫn dậy” “Ứ biết mà”
“ Tiễn em” đi “ Có ngày qua đong đầy”
“Xuân về” “Nói với con đây”
“Lời tâm can” “Nhớ cháu” ngày cách xa
“Chợ chiều” “Chờ tiếng em” ca
Mà “Đêm Phú Quốc” trăng ngà đầy khoang
“Chúc em trước lúc xuân sang”
“Mấy lời cảm tác” “Nồng nàn tình em”
“Chúa vui” thi phẩm êm đềm
Thay ai đã “Nói cùng em” những lời
Gấp trang thơ, dạ bồi hồi
Mỗi vần mỗi tứ ngời ngời nét xuân
Đôi dòng viết tặng thi nhân
Tri âm, tri kỷ nối gần khoảng xa
(Những chữ trong nháy kép là đầu bài thơ của tác giả)
Ngô Nguyên Ngần
(Chủ nhiệm CLB thơ lục bát Cầu Giấy - Hà Nội)
SĐT: 0912 573 005
RUNG ĐỘNG
CON TIM
(Quý tặng tác giả Nguyễn Minh Bích)
Nguyễn Minh Bích câu thơ chải chuốt
Thương mẹ - ơn cha suốt cuộc đời
Vợ, con, cháu quý vẹn mười
Tình thân với bạn mọi người quý yêu!
Những dòng thơ “yêu kiều” đáo để
Cũng lặng thầm góc bể xôn xao
Gửi vào nỗi nhớ chiêm bao
Những nàng tiên nữ thủa nào vương tơ.
Luôn nhung nhơ vẫn mơ ngày đọc
Trải nỗi lòng rung động con tim
Tâm tim sâu lắng nổi chìm
Thỏa nguyền ước hẹn bóng chim đợi chờ.
Nguyễn Ngọc Cơ
(CLB thơ lục
bát Cầu Giấy - Hà Nội)
ĐT: 0125 283 6874
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Thao thức đồng chiều tập thơ mang đậm nỗi nhớ quê
Với bảy mươi bài thơ được viết chủ yếu ở thể thơ lục bát, tập thơ đầu tay "Thao thức đồng chiều"- Nhà xuất bản Văn học ấn hành, của tác giả Nguyễn Minh Bích ra mắt bạn đọc như một sự trình làng thật lặng lẽ và khiêm nhường.
Tên gọi tập thơ được tác giả lấy ra từ tít của bài thơ đầu của tập. Đọc bài thơ ấy, độc giả như thấy được lời giới thiệu khái quát và tế nhị của tác giả về nguyên do đến với "Cánh đồng thơ" của mình. Nguyễn Minh Bích đến với thơ có phần như hơi muộn, bởi trước đó anh còn bộn bề với bao việc thường nhật phải làm, cho dù trong anh luôn ấp ủ, đằm thắm và nặng lòng với "Cánh đồng thơ":
Tên gọi tập thơ được tác giả lấy ra từ tít của bài thơ đầu của tập. Đọc bài thơ ấy, độc giả như thấy được lời giới thiệu khái quát và tế nhị của tác giả về nguyên do đến với "Cánh đồng thơ" của mình. Nguyễn Minh Bích đến với thơ có phần như hơi muộn, bởi trước đó anh còn bộn bề với bao việc thường nhật phải làm, cho dù trong anh luôn ấp ủ, đằm thắm và nặng lòng với "Cánh đồng thơ":
Mải mê với "Cánh đồng đời"
Bao nhiêu năm ấy, một thời đã qua
Trải bao gió táp mưa sa
Buồn vui sướng khổ âu là duyên cơ
Nay về với cánh đồng thơ
Nắng chiều bảng lảng mây hờ hững trôi
Bao mùa kỷ niệm đầy vơi
Ủ trong năm tháng giục lời thơ hay
(Thao thức đồng chiều)
Gieo trọn bài ca
Bài thơ kỷ niệm
(Gửi Lâm Thư)
Anh viết gửi em bài thơ kỷ niệm
Bấy lâu nay vẫn ấp ủ trong lòng
Tuy xa rồi nhưng anh vẫn hằng mong
Gửi lại cho em mấy dòng thân thiết
Anh đã yêu rồi em ơi có biết
Mỗi lối mòn cùng với mỗi hàng cây
Xòe tán rộng bóng ngả tròn trước cửa
Che mát đàn em ríu rít vui vầy
Ơi mỗi căn phòng xưa anh gắn bó
Mỗi phút lặng im lòng anh lắng rõ
Từng nhịp tim rung, từng mạch máu đều
Khóe mắt từng em ánh nỗi thương yêu
Thắp sáng trong anh kết thành mỗi nhớ
Nhớ mỗi miếng ngon bạn bè sẻ nửa
Bắp ngô đầu mùa hay mẩu khoai lang
Quanh bếp lửa hồng tíu tít cười vang
Nhớ bữa ăn chỉ rau dền, rau dệu
Những ngày đã qua cho anh thấu hiểu
Mỗi bước ra đi thấy lớn từ đây
Có tình em gieo, tình bạn sum vầy
Năm năm bên nhau là bấy nhiêu ngày
Mà đầy ắp trong anh bao nỗi nhớ
Ngày tháng trôi đi vẫn thường nhắc nhở
Kỷ niệm vơi đầy những tháng năm qua
Mái trường đơn sơ nuôi ước mơ xa
Ơi đất quê nghèo bao dung thiết tha.
Tháng 12/1972
Anh viết gửi em bài thơ kỷ niệm
Bấy lâu nay vẫn ấp ủ trong lòng
Tuy xa rồi nhưng anh vẫn hằng mong
Gửi lại cho em mấy dòng thân thiết
Anh đã yêu rồi em ơi có biết
Mỗi lối mòn cùng với mỗi hàng cây
Xòe tán rộng bóng ngả tròn trước cửa
Che mát đàn em ríu rít vui vầy
Ơi mỗi căn phòng xưa anh gắn bó
Mỗi phút lặng im lòng anh lắng rõ
Từng nhịp tim rung, từng mạch máu đều
Khóe mắt từng em ánh nỗi thương yêu
Thắp sáng trong anh kết thành mỗi nhớ
Nhớ mỗi miếng ngon bạn bè sẻ nửa
Bắp ngô đầu mùa hay mẩu khoai lang
Quanh bếp lửa hồng tíu tít cười vang
Nhớ bữa ăn chỉ rau dền, rau dệu
Những ngày đã qua cho anh thấu hiểu
Mỗi bước ra đi thấy lớn từ đây
Có tình em gieo, tình bạn sum vầy
Năm năm bên nhau là bấy nhiêu ngày
Mà đầy ắp trong anh bao nỗi nhớ
Ngày tháng trôi đi vẫn thường nhắc nhở
Kỷ niệm vơi đầy những tháng năm qua
Mái trường đơn sơ nuôi ước mơ xa
Ơi đất quê nghèo bao dung thiết tha.
Tháng 12/1972
Mẹ ơi..!
Ảnh: Internet
(Kính dâng hương hồn mẹ)
Thăm con mẹ chẳng nói gì
Tuổi già héo hắt ép mi lệ trào
Thương con tự thuở nảo nào
Quý thằng rể út, mẹ trao nghĩa tình.
Chuyện riêng tư, chuyện gia đình
Cho mình con biết, cho mình con hay
Quý con, yêu cháu ngày ngày
Chắt chiu, chi chút phần này gói kia.
Nhịn nhường lo chuyện sẻ chia
Cháu con, dâu rể bốn bề ấm êm
Mẹ đi chân cứng đá mềm
Đức - Nhân trùm khắp mọi miền cháu con.
Cạnh dài thắp nén nhang thơm
Lạy cầu mong mẹ hương hồn bình an
Ngàn năm yên giấc suối vàng
Ngàn năm thơm thảo, vẹn toàn mẹ ơi…!
Nhớ cháu
(Viết cho cháu: Trần Nguyên Nguyệt Minh, hiện đang ở Liên Bang Nga)
Sang Nga cháu có ngoan không?
Ở nhà bà, cậu ngóng trông cháu hoài
Ông ngồi than vắn thở dài
Cháu đi xa vắng, lấy ai bạn cùng.
Mỗi khi quỳ gối lưng cong
Lấy ai “phi ngựa nhong nhong” khắp nhà
Mỗi khi nắng tắt, chiều tà
Lấy ai quắp cổ để mà “đội tiên”.
Mỗi khi đêm xuống, đèn lên
Lấy ai nghe kể chuyện miền xửa … xưa…
Mỗi khi ông dạy đọc thơ
Ai vờ đọc chệch để lừa ông chơi.
Đọc xong rồi nắc nẻ cười…
Làm câu lục bát nổi, trôi bập bềnh!
Nay ngồi nhớ cháu buồn tênh
Thơ ông lẻ bóng chênh vênh sớm chiều.
Nguyệt Minh muôn quý ngàn yêu!
Thu sau về nhé thoả điều ông mong
Lại đọc thơ lại nhong nhong,
Đội tiên quắp cổ đi vòng quanh khu.
“Ngựa phi nước đại” tít mù
Ông vui, cháu sướng để bù ngày qua
Tốc hành gửi gió sang Nga
Mong cháu ngoan, khoẻ, ông bà thêm vui
Nhớ - da diết nhớ cháu ơi!
Thu sang sớm nhé, cháu tôi sắp về.
Thu 2010
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
Một thời để nhớ
(Tặng các anh chị em cán bộ,nhân viên đã và đang công tác tại Phòng Giáo dục huyện Đông Anh,
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 -2013 )
Năm nhăm năm một chặng đường
Anh em bạn hữu bốn phương sum vầy
Cả ngày xưa và hôm nay
Ấm nồng kỷ niệm những ngày đã qua
Nhớ khi trăng khuyết, trăng tà
Đường lầy níu dép khi ta xuống trường
Trưa tắm nắng, tối gội sương
Nắm cơm bẻ nửa chị nhường phần em
Bão giông lụt lội bao phen
Lưng cơm nhạt muối đã quen một thời
Ngõ mòn dẫn lối muôn nơi
Sẻ san vất vả cho vơi nhọc nhằn
Anh giải toán, em chuốt văn
Trải lòng dưới ánh trăng rằm đêm đêm
Một thời thuở ấy... làm nên
Cùng nhau chung sức ,đâu quên một thời
Một thời đạn lạc bom rơi*
Một thời chinh chiến - một thời chia xa**
Một thời khốn khó vượt qua
Một thời ta ...lại là ta ...một thời
Một thời ngày ấy... qua rồi
Để nay gặp lại ,mừng ơi là mừng
Chúc em thắm mãi môi hồng
Chúc anh vui chén tương phùng chân quê
Cuối Thu 2013
------------------
(*) Năm 1972 bom B52 của giặc Mỹ ném tan nát phòng Giáo dục ở thôn Đản Dị xã Uy Nỗ
(**) Năm 1987 Giải thể phòng Giáo dục làm thí điểm về cải cách giáo dục .Đến giữa những năm 90 phòng giáo dục được phục hồi đúng với tên gọi như hôm nay : Phòng Giáo dục- đào tạo huyện Đ/A
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 -2013 )
Năm nhăm năm một chặng đường
Anh em bạn hữu bốn phương sum vầy
Cả ngày xưa và hôm nay
Ấm nồng kỷ niệm những ngày đã qua
Nhớ khi trăng khuyết, trăng tà
Đường lầy níu dép khi ta xuống trường
Trưa tắm nắng, tối gội sương
Nắm cơm bẻ nửa chị nhường phần em
Bão giông lụt lội bao phen
Lưng cơm nhạt muối đã quen một thời
Ngõ mòn dẫn lối muôn nơi
Sẻ san vất vả cho vơi nhọc nhằn
Anh giải toán, em chuốt văn
Trải lòng dưới ánh trăng rằm đêm đêm
Một thời thuở ấy... làm nên
Cùng nhau chung sức ,đâu quên một thời
Một thời đạn lạc bom rơi*
Một thời chinh chiến - một thời chia xa**
Một thời khốn khó vượt qua
Một thời ta ...lại là ta ...một thời
Một thời ngày ấy... qua rồi
Để nay gặp lại ,mừng ơi là mừng
Chúc em thắm mãi môi hồng
Chúc anh vui chén tương phùng chân quê
Cuối Thu 2013
------------------
(*) Năm 1972 bom B52 của giặc Mỹ ném tan nát phòng Giáo dục ở thôn Đản Dị xã Uy Nỗ
(**) Năm 1987 Giải thể phòng Giáo dục làm thí điểm về cải cách giáo dục .Đến giữa những năm 90 phòng giáo dục được phục hồi đúng với tên gọi như hôm nay : Phòng Giáo dục- đào tạo huyện Đ/A
Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012
Cánh Hạc bơ vơ
Đâu rồi những hẹn cùng mong
Miền quê ấy - Bắc thăng Long đợi chờ
Sông Hồng sóng vỗ đòi thơ
Trong anh mắc nợ bao giờ trả xong
Tri ân nguyện khắc đáy lòng
Còn đâu ưu ấp ngóng mong ngày về
Chữ Tình vắt áo triền đê
Chữ Nhân vằng vặc đêm hè trăng soi
Chữ Duyên trầu thắm mặn mòi
Nồng nàn chữ Nghĩa đầy ... vơi... bao ngày
Trở mùa gió cuốn… lá bay…
Khoảng trời – mây trắng – lắt lay - đợi chờ
Nào ai học hết chữ ngờ
Đêm dài cánh hạc bơ vơ cuối trời.
(Gửi về miền xa vắng)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)